Lợi ích của việc sử dụng hệ thống theo dõi bugs
Tại sao nên sử dụng một công cụ theo dõi bug?
Trong trường hợp không có công cụ theo dõi bug, đội dự án thường sử dụng bảng tính Excel để báo cáo, theo dõi bug của họ. Mặc dù đây có thể là một giải pháp tạm thời tốt cho đội dự án và dự án nhỏ nhưng đây không phải là phương pháp bền vững. Bảng tính đặt ra nhiều thách thức nếu như bạn sử dụng chúng là phương pháp chính. Ta cùng liệt kê một số hạn chế khi theo dõi bug bằng bảng tính:
- Quá nhiều email với dung lượng lớn: Các trang excel có ảnh đính kèm đôi khi có dung lượng lên tới một vài Mb. Việc gửi và nhận những email như vậy gây mất thời gian và tốn tài nguyên.
- Không thể hiển thị thời gian thực mà bug được phát hiện cũng như trạng thái của bug: Chúng ta không biết về sự tồn tại của một bug ngay khi nó được tìm thấy. Vì không có hệ thống thông báo tự động, bug không đòi hỏi sự chú ý của mọi người trừ khi ai đó chủ động tìm kiếm.
- Các vấn đề phân chia task: Chúng ta hoàn toàn không biết ai có vấn đề gì và họ đang làm gì. Bạn có thể phải gọi hoặc gửi email để biết điều này.
- Thiếu kho dự trữ: Có quá nhiều tài liệu, nếu bạn muốn tìm lại một bug đã được report trong bản release trước, hoặc có thể là bản release trước nữa, đã được commented bởi Developer thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Ngay cả khi bạn đã tìm thấy nó thì bạn cũng khó có thể có tất cả những commented về nó và lịch sử của nó.
- Tổng hợp và thống kê bug bằng tay: Hãy tưởng tượng việc thu thập dữ liệu bug thô từ các thành viên trong nhóm, nhập vào một bảng tính excel, tổ chức nó một cách khoa học, và cuối cùng vẽ biểu đồ hoặc đồ thị. Quá trình này tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu team của bạn muốn xem một loại report mới đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất thêm thời gian và công sức.
Một số vấn đề sẽ được giải quyết bằng cách sử dụng tài liệu được chia sẻ trên mạng như excel online, nhưng không hẳn sẽ khắc phục được hết tất cả những nhược điểm nêu trên. Vì vậy, hầu hết tester sử dụng một công cụ theo dõi bug để xử lý quá trình này một cách hiệu quả. Các công cụ quản lý bug giúp cập nhật thời gian thực, hỗ trợ cộng tác với các thành viên trong đội dự án, theo dõi các bug và tạo ra báo cáo theo thời gian thực.
Lợi ích của việc sử dụng hệ thống theo dõi bug
Hiểu xu hướng bug Xu hướng ở đây không nói mật độ bug mà đang nói về việc hiểu sâu hơn về hệ thống đang được test. Giả sử bạn là người mới test một ứng dụng, khi bạn đang trong quá trình tìm hiểu hệ thống, công cụ theo dõi bug cung cấp cho bạn loại bug đã report trước đó, bao gồm những thông tin:
- Component/module/functional của ứng dụng có nhiều bug được ghi lại từ những người khác
- Có những vẫn đề liên quan đến sự tương thích nếu có
- Những suggest của nhóm test để nâng cao chất lượng sản phẩm
- Những vẫn đề về môi trường test mà chúng ta thấy những bug điển hình của nhóm
- Tỉ lệ các bug mới, bug đã fix và bug closed
- "Tuổi" trung bình của bug
Hiểu các tiêu chuẩn report bug Mỗi công ty, mỗi dự án, mỗi team, mỗi cá nhân đều có tiêu chuẩn báo cáo khác nhau. Mặc dù có hướng dẫn chung về cách report bug nhưng không có có gì là chuẩn cho bạn giống như mẫu của chính bạn. Công cụ theo dõi bug đặc biệt có ích trong trường hợp này, nó cung cấp một mấu report bug chuẩn, phù hợp với hầu hết Tester:
- Trả về thông tin của bug đầy đủ
- Những bug bị dev từ chối và lý do bị từ chối
- Những suggestions đã được xem xét
- Những bug vẫn open
Đối với một bug, nếu dev thay đổi severity, hãy tìm hiểu lý do. Điều này sẽ cho bạn biết điều gì là quan trọng đối với team và điều gì là không.
Ngăn ngừa bug trùng lặp và bug không hợp lệ Một khi bạn đã hiểu về hệ thống của bạn, phong cách làm việc của team, team của bạn làm việc tốt hơn, thì bạn sẽ trở thành tester tốt hơn. Bằng cách sử dụng công cụ theo dõi bug, bạn sẽ biết những bug nào đã được report hoặc những gì đã suggest và bị từ chối dựa vào lịch sử của bug/suggest. Từ đó, bạn có thể tập trung vào việc tìm ra những bug mới.
Ngoài việc, sử dụng các hệ thống theo dõi bugs thì tester cũng cần có công cụ để quản lý các testcase, sub-test và round test của mình. Thay vì việc testcase trên excel, bảng tính thì hệ thống taskflow cũng cấp cho tester công cụ để viết và quản lý các testcase của mình. Với việc tích hợp test management vào hệ thống taskflow giúp giảm tải thời gian cũng như công sức của tester giúp tester có nhiều thời gian hơn để tập trung verify bugs và từ đó nâng cao năng suất lao động.
Phần testcase này có thể liên kết với issue. Khi tạo testcse chỉ cần chọn issue phù hợp với nội dung testcse và khi issue được chuyển sang thái Close thì testcase đó cũng được Close và ngược lại.
Trong 1 testcase có thể tạo nhiều subtest, mỗi subtest tương ứng với 1 lần test, mỗi subtest có thể là test nhiều trường hợp khác nhau hoặc test 1 trường hơp nhiều lần trên nhiều môi trường khác nhau. Khi các subtest đều pass thì testcase đó pass.
Với việc cung cấp công cụ test management thì các task hay các bugs mà tester đang test sẽ tự động cập nhật trạng thái tương ứng với trạng thái testcase của tester mà không cần quan tâm tới task đó đang được quản lý ở đâu, ở module nào, menu nào.
taskflow.vn