OLE – CHỈ SỐ HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG TOÀN DIỆN
Doanh nghiệp bạn thường tổ chức hoạt động đánh giá nhân viên như thế nào? Dựa vào các chỉ số nào giúp doanh nghiệp bạn có thể kịp thời xử lý các chỉ số, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả lao động một cách toàn diện?
Nếu không có số liệu thì dựa trên điều gì để có thể đo lường hiệu quả công việc của nhân viên để xét thưởng.
Làm thế nào để đo lường chính xác hiệu quả công việc của nhân viên trong từng bộ phận?
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn một cách thức để đánh giá hiệu quả lao động toàn diện đó chính là OLE (Overall Labor Effectiveness ) - chỉ số đo lường kết quả công việc của Công nhân viên, được tính toán dựa trên công thức sau:
A (Available): gọi là chỉ số sẵn sàng làm việc
Công thức A:
P (Performance): gọi là chỉ số năng suất.
Công thức P:
Q (Quality): gọi là chỉ số chất lượng công việc.
Công thức Q:
Để các bạn có thể hình dung, chúng ta cùng xét đến các ví dụ như sau: Đặt giả thiết lượng thời gian kế hoạch phải làm việc trong tuần là 5 ngày
Ví dụ 1: Tính OLE theo tuần của một chức danh Trưởng phòng Kinh doanh?
- Lượng thời gian thực tế làm việc trong tuần: 4 ngày.
- Số lượng công việc Ban Giám Đốc yêu cầu phải hoàn thành trong tuần: 10 việc
- Số lượng công việc thực tế hoàn thành trong tuần: 9 việc
- Số lượng công việc hòan thành đạt yêu cầu của Ban Giám Đốc: 8 việc
=> OLE theo tuần của một chức danh Trưởng phòng Kinh doanh được tính như sau:
A = 4/5 → A = 0,8
P = 9/10 → P =0,9
Q = 8/9 → Q = 0,89
=> Kết quả OLE = 64,08%
=> Kết luận: Trong tuần vừa qua, Trưởng phòng Kinh doanh về chỉ số hiệu quả lao động toàn diện chỉ đạt được 64,08% (điều đó có nghĩa là 35,92% là lãng phí cần phải cải tiến).
Ví dụ 2: Tính OLE theo ngày của một Công nhân bảo trì máy móc?
- Lượng thời gian kế hoạch phải làm việc trong ngày: 8 giờ
- Lượng thời gian thực tế làm việc trong ngày: 8 giờ.
- Số lượng công việc phải sửa chữa hoàn thành trong ngày: 10 việc
- Số lượng công việc phải sửa chữa thực tế hoàn thành trong ngày: 8 việc
- Số lượng công việc sửa chữa hoàn thành đạt yêu cầu của Trưởng bộ phận: 7 việc
=> OLE theo ngày của một Công nhân bảo trì máy móc được tính như sau:
A = 8/8 → A = 1
P = 8/10 → P = 0,8
Q = 7/8 → Q = 8,75
=> Kết quả OLE = 70%
=> Kết luận: Trong tuần vừa qua, Công nhân bảo trì máy móc về chỉ số hiệu quả lao động toàn diện chỉ đạt được 70% (điều đó có nghĩa là 30% là lãng phí cần phải cải tiến)
Lưu ý: các mức độ của OLE theo chuẩn quốc tế
OLE ≥ 85%: Chuẩn mực quốc tế (World Class)
60% ≤ OLE < 85%: Khá
40% ≤ OLE < 60%: Trung Bình
OLE < 40%: Kém
Sau khi đánh giá để biết được mức độ hiệu quả lao động hiện nay, bước kế tiếp chúng ta sẽ lên kế hoạch thực hiện theo năm, tháng, ngày để cải tiến chỉ số này.